Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

Đảo thứ tự để dịch an toàn

Bài trước tôi có nói về nguyên tắc "Không đảo thứ tự khi dịch tiếng Nhật", tuy nhiên có một (số) trường hợp thì chúng ta nên đảo để đảm bảo tính an toàn của văn bản dịch.
Đó là những trường hợp thế này:
AとBのC
AおよびBのC

Chúng ta sẽ không chắc lắm là ở đây nói đến danh từ nào:
A và BのC hay là AのC và BのC

Ví dụ:
硫黄と塩素の気体を混ぜる

硫黄 iou (LƯU HOÀNG) = lưu huỳnh
塩素 enso (DIÊM TỐ) = clo (chlorine)
気体 kitai (KHÍ THỂ) = chất khí

Ở đây ta sẽ không biết là trộn lưu huỳnh và chất khí clo hay là trộn chất khí lưu huỳnh và chất khí clo.
Nếu dịch là "Trộn chất khí lưu huỳnh và chất khí clo" thì lại thừa mất một "chất khí". Mà nếu nói là "Trộn chất khí lưu huỳnh và clo" thì có khi lại sai vì biết đâu lưu huỳnh là chất rắn và đọc câu đó thì người ta lại tưởng clo là chất rắn.

Do đó, để dịch an toàn thì ta sẽ dịch là:
Trộn chất khí clo và lưu huỳnh
Tức là đảo clo lên trước. Như vậy thì không lo hiểu nhầm vì ý nghĩa vẫn tương đương câu gốc: Người ta vẫn hiểu y nguyên và không biết lưu huỳnh có là chất khí hay không.

Điều quan trọng là ta đã dịch đúng ý nguyên (kể cả theo ý nghĩa là mang cả sự không rõ ràng của câu gốc vào câu dịch). Đảo trong trường hợp này không ảnh hưởng tới ý nghĩa vì hai danh từ này nhìn chung là ngang hàng nhau.

JAPANESE ABSTRACT
記事内容:あいまいな日本語文書を翻訳するときのリバース翻訳テクニック.

Không đảo thứ tự hành động (và thứ tự danh từ)

Một trong những lỗi mà người dịch tiếng Nhật có thể mắc phải đó là thứ gì cũng đảo với lý do "tiếng Nhật ngược với tiếng Việt". Lý do này sai và hoàn toàn không chính đáng vì thực tế là tiếng Nhật không ngược với tiếng Việt chút nào cả, chỉ có cấu tạo ngữ pháp là khác mà thôi.

Ví dụ:
工場の建設・運営・管理を担当する部署
=> Phòng ban phụ trách việc xây dựng - vận hành - quản lý nhà máy

建設 kensetsu (KIẾN THIẾT) = xây dựng
運営 un'ei (VẬN DOANH) = vận hành
管理 kanri (QUẢN LÝ) = quản lý

Đây là bộ ba hành động liên tiếp và có thứ tự nên không thể dịch đảo ngược là "Phòng ban phụ trách quản lý, vận hành, xây dựng nhà máy" được.
Dịch như thế là vô nghĩa lý, vì việc đầu tiên phải làm vẫn là "xây dựng", có nhà máy rồi mới "vận hành, quản lý" được chứ.

Trong mọi trường hợp, tốt nhất không nên đảo gì hết. Ví dụ:
今年世界経済と日本の自動車産業は停滞している.
Năm nay kinh tế thế giới và công nghiệp xe hơi Nhật Bản đang đình trệ.
"Kinh tế thế giới"  (世界経済) đứng trước "công nghiệp xe hơi Nhật Bản" (日本の自動車産業) nên nên dịch theo đúng thứ tự như vậy.

JAPANESE ABSTRACT
記事内容:日本語を翻訳するとき行動の順序を逆にして翻訳しないこと.また,名詞の順序も同様である.

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Một chữ kanji thường nhiều nghĩa

BÍ QUYẾT: HÃY TRA TỪ ĐIỂN THƯỜNG XUYÊN

Ví dụ như chữ 先 saki (TIÊN), nó có khá nhiều nghĩa mà nếu không chú ý sẽ rất dễ dịch nhầm thành "trước đây" (chỉ thời gian).
Các ý nghĩa chính:
"Trước" / "Lúc trước" (thời gian): 
先輩 senpai (TIÊN BỐI) = người đi trước, bậc đàn anh/đàn chị
先月 sengetsu (TIÊN NGUYỆT) = tháng trước
祖先 sosen (TỔ TIÊN) = tổ tiên

先に saki ni = (làm gì) trước, ví dụ "về trước" /
先 saki = lúc trước
先ほど= lúc trước (lịch sự)

"Phía trước" (không gian):
この先 kono saki = phía trước chỗ này (chỉ phía mà từ chỗ bạn đứng theo ánh mắt của bạn)
道の先 = phía trước con đường

"Tương lai" (thời gian):
この先 kono saki = tương lai / trong tương lai
この先のこと saki no koto = chuyện tương lai

"Nơi, chỗ" (không gian):
取引先 torihikisaki = nơi giao dịch, đối tác giao dịch
仕入先 shiire saki = nơi lấy hàng
アルバイト先 arubaito saki = chỗ làm thêm

Như vậy, bạn có thể thấy là chữ "saki" này nhiều khi còn chỉ ý nghĩa có vẻ ngược nhau nữa, như:

  • 先のこと saki no koto = chuyện lúc nãy (quá khứ)
  • この先のこと kono saki no koto = chuyện tương lai (tương lai)

Nó cũng dùng để chỉ "nơi / chỗ" (thay cho "tokoro") => Chỉ nơi bạn nhìn từ phía bạn.
Cách tốt nhất là chúng ta phải TRA TỪ ĐIỂN và nắm mọi ý nghĩa của nó.

Hay như chữ 間 aida, ma, KAN (GIAN) có thể vừa:

  • Chỉ khoảng giữa giữa hai thời điểm: 1日と4日との間 tsuitachi to yokka to no aida
  • Chỉ khoảng giữa hai vật thể (không gian): 林と川との間 hayashi to kawa to no aida
  • Chỉ khoảng thời gian: 夏の間 natsu no aida = trong mùa hè
  • Chỉ quảng  không gian: 茶の間 chanoma = phòng uống trà, phòng nghỉ ngơi
  • 仲間 nakama = đồng bọn, 手間 tema = việc bận, v.v...

Tức là, người Nhật sử dụng một chữ kanji cho rất nhiều nghĩa và ngữ cảnh. Họ có thể dùng cách đọc khác nhau. Nhờ thế mà một chữ kanji có thể khá trừu tượng, vừa chỉ không gian, vừa chỉ thời gian và lại còn dùng được cho nhiều từ vựng khác. Chúng ta có thể thấy người Nhật vận dụng rất sáng tạo chữ kanji trong tiếng Nhật. Họ cũng rất tài năng khi tạo chữ hiragana và katakana từ chữ kanji ra nữa.
Chúng ta cũng không nên quên là, từ thời phong kiến (nhà Đường hay trước đó), người Nhật đã cử du học sinh sang Trung Quốc để học chữ Hán cũng như những cái hay về nước của họ. Từ đó, chữ Hán tại Trung Quốc và tại Nhật Bản đi theo hai con đường khác nhau. Ngày nay, ý nghĩa chung, trửu tượng của chữ Hán ở Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc có thể gần giống nhau nhưng ý nghĩa cụ thể và cách sử dụng thường khác nhau.
Do đó, hãy luôn tra từ điển để biết ý nghĩa và cách dùng.

(C) S-AROMA TRANS BLOG

Coi chừng 誤字脱字

Khi dịch tiếng Nhật bạn phải để tâm vấn đề này khi thấy từ lạ hay câu văn lạ: Rất có thể văn bản gốc bị gõ sai.

誤字脱字 goji datsuji là gọi chung việc dùng sai chữ kanji (誤字 goji - NGỘ TỰ) và gõ thiếu chữ (脱字 datsuji -THOÁT TỰ).
Ví dụ 誤字: 変換 henkan (BIẾN HOÁN) thì chuyển thành 返還 henkan (PHẢN HOÀN).
Ví dụ 脱字:
  • Bạn gõ "unten suru" nhưng gõ nhầm là "uten suru" (thiếu "n"): 運転する => 雨天する
  • Bạn gõ "unnei" (để ra "un ei" vì phải gõ "nn" mới ra ん do đứng trước nguyên âm, còn đứng trước phụ âm thì tự chuyển) nhưng gõ thành "unei"
  • unnei => うんえい => 運営 VẬN DOANH = quản lý, vận hành (cửa hàng, v.v...)
  • unei => 畝意 (không có nghĩa)
  • 思っています omotte imasu => 重いっています omoitte imasu
Hay đơn giản như 理由 riyuu (LÍ DO = lý do) gõ thành "riyu" (thiếu "u") thành 理油 riyu, tức là thành "LÝ DU".

Vấn đề gõ sai, gõ thiếu này cũng giống như gõ tiếng Việt thôi:
doanh => doahn, hoàn => haonf, v.v...

Tiếng Nhật có rất nhiều từ cùng cách đọc nhưng chữ kanji lại khác nhau. Ví dụ đoạn văn dưới đây.
Viết đúng
練習に遅れたのでコーチに怒られた.謝るために暑い中,帰る時まで練習を続けた.
Vì tới muộn buổi tập nên tôi bị huấn luyện viên cáu. Để xin lỗi tôi luyện tập giữa trời nóng cho tới lúc về nhà.

Viết sai
練習に送れたのでコーチに起こられた.誤るために厚い中,買えるまで練習を続けた.
Vỉ gửi được đến buổi tập nên tôi bị huấn luyện viên xảy ra. Để mắc lỗi tôi luyện rập giữa lúc dày cho tới lúc mua được.

遅れた TRÌ okureta (muộn) => 送れた TỐNG okureta (gửi đi được); ngoài ra còn có 贈れた TẶNG (tặng được, 贈る okuru = tặng)
Ayamaru: 誤る = mắc lỗi, làm sai; 謝る = xin lỗi
Atsui あつい có tới mấy từ: 厚い (HẬU) dày, 熱い (NHIỆT) nóng, 暑い (THỬ) trời nóng, thời tiết nóng; ngoài ra: 篤い (bệnh) nặng
Kaeru:
  • 帰る QUY = về nhà
  • 買える MÃI = mua được, 買う kau = mua
  • 変える BIẾN = thay đổi (thứ gì đó)
  • 代える ĐẠI = thay thế, thay mặt (đại diện)
  • 飼える TỰ = nuôi được, 飼う kau = nuôi (gà, bò, ...)
  • 蛙 kaeru = con ếch
  • ....

Các văn bản kỹ thuật cũng dễ nhầm vì dùng từ ghép kanji nhiều:
設置 setchi (THIẾT TRÍ) = lắp, đặt (máy móc) => 接地 setchi (TIẾP ĐỊA) = nối đất (điện)
Tức là thay vì đúng là "lắp đặt máy" thì thành "nối đất máy".

Quy tắc
Nhìn cách dùng từ, mạch văn, văn cảnh để phát hiện có từ lạ, tìm xem có khả năng bị gõ sai hay chuyển đổi kanji sai không.

Ví dụ đang nói về lắp ráp dây chuyền máy móc và từ 設置 setchi (THIẾT TRÍ) được dùng nhiều, đội nhiên lại có 接地 setchi (TIẾP ĐỊA) xuất hiện thì phải coi chừng.

(C) SAROMA TRANS BLOG


Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

Dịch từ ghép kanji

Dịch từ ghép kanji (ví dụ: 開発 kaihatsu KHAI PHÁP => phát triển sản phẩm) đòi hỏi phải tra ý nghĩa bằng từ điển tiếng Nhật, ví dụ từ điển Yahoo! JAPAN, từ điển Weblio, Kotobank, Goo, v.v... và tránh tuyệt đối dịch theo âm đọc kanji vì thường sẽ dẫn đến sai ý nghĩa hoặc không có (hay ít dùng) trong tiếng Việt.
Từ ghép kanji được gọi trong tiếng Nhật là 熟語 jukugo (THỤC NGỮ).

Các từ điển tiếng Nhật (Nhật - Anh, Nhật - Nhật):
>> Xem Công cụ tiếng Nhật trên SAROMA JCLASS / S-Aroma Translation Website

TỪ GHÉP KANJI KHÔNG CÓ HAY ÍT DÙNG TRONG TIẾNG VIỆT

Một số ví dụ
検討 kentou (kanji: kiểm thảo)
=> Dịch ra là: "xem xét" (kiểm tra thảo luận)

発想 hassou (kanji: phát tưởng)
=> "Ý tưởng"

構想 kousou (kanji: cấu tưởng)
=> "Ý tưởng", "tình tiết", "cốt truyện" (chỉ ý tưởng đã thành hình hài)

許可 kyoka (kanji: hứa khả)
=> "cho phép"

承諾 shoudaku (kanji: thừa đắc)
=> "chấp thuận"

上達 joutatsu (kanji: thượng đạt)
=> "tiến bộ" (kỹ năng nào đó)

図面 zumen (kanji: đồ diện)
=> "bản vẽ"

登録 touroku (ĐĂNG LỤC) => đăng ký
記録 kiroku (KÝ LỤC) => ghi chép
設置 setchi (THIẾT TRÍ) => lắp đặt
v.v...

Nhìn chung, với các từ ghép hán tự không có trong tiếng Việt thì chỉ cần tra từ điển là được.

Một số từ mà mọi người hay dịch đại là từ 対応 (ĐỐI ỨNG), hầu như ai cũng dịch thành "đối ứng" trong khi từ này hầu như không dùng trong tiếng Việt và người Việt cũng không ai hiểu.
Phải dịch là: